Liên hệ qua Yahoo Messenger:
Liên hệ qua Skype:

Kinh nghiệm du lịch Sapa (phần II)Cập nhật: 2015-04-08 08:24:26

PHẦN II: CÁC ĐỊA ĐIỂM VUI CHƠI

Kinh nghiệm du lịch Sapa (phần I)Cập nhật: 2015-04-08 07:11:44

PHẦN 1: PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI

Sa Pa là điểm nhấn du lịch trong năm 2015Cập nhật: 2015-03-04 14:12:30

Cung đường mới lên Sa Pa năm 2015Cập nhật: 2015-02-07 09:19:58

Ẩm thực sapa phần 2Cập nhật: 2014-12-04 15:15:24

Ẩm thực SaPa rất phong phú nhưng để thưởng thức trọn vẹn ẩm thực của vùng đất này, ngoài những món trong thực đơn nhà hàng, quán xá, du khách nên dành thời gian cho một bữa ăn ở bản. Bữa ăn ở bản đơn giản, được chế biến từ thịt gia súc, gia cầm nuôi trong nhà, với các loại rau củ xung quanh nhà. 

Mâm cơm của người dân bản địa

Lợn bản hoặc lợn cắp nách được chế biến thành nhiều món khác nhau như tiết canh, lòng dồi, hấp, xào lăn, giả cầy, nấu măng chua, nướng hoặc quay ...

Ngan vịt thả ruộng hấp rất ngọt, kèm với đó bát tiết canh được đánh rất chuẩn. Đặc biệt người bản địa còn có 1 món ăn tuyệt vời đó là lòng mề, gan và tiết của gia cầm xào với rau húng vịt, kèm theo quả ớt chỉ thiên (loại ở nhỏ, rất cay). hoặc ngan vit chặt khúc ( có thể là xương) nấu với măng rừng muối chua( chỉ người bản địa mới có thể muối được) vô cùng ngon.

Món cá suối chiên giòn được chính người dân địa phương chế biến như chiên giòn hoặc nướng trên bếp củi mới hội tụ đủ cái gia vị của núi rừng.

Rau ở bản được người dân trồng tự do xung quanh nhà, có thể là cải mèo, cải xanh, ngọn su su ... được hái mang về, rửa sạch vặn nhỏ mang luộc với chút muối hoặc có loại rau rừng như rau dớn, được hái mang về phơi cho héo sau đó cho vào xào tỏi hoặc xào với trứng và mẻ, hoặc cũng có thể làm gỏi rất ngon.

Rau dớn

Cơm của người bản địa thường được nấu từ gạo nương, thơm và dẻo

Thực khách sẽ cảm thấy ngon miệng bởi khẩu vị lạ, rất ít gia vị. Có khi, gia vị chỉ đơn giản là muối và một ít hương liệu từ củ quả trên ngàn.

Trong bữa ăn, người ta thường nhấm tí rượu thóc hoặc nếp nấu còn ấm ấm. Giữa triền đồi gió lạnh, một bữa cơm bản với chén rượu thóc, rượu nếp vừa giúp tiêu hóa vừa làm ấm bụng thực khách, kích thích ăn nhiều hơn và ngon miệng hơn. Một bữa ăn ở bản, khách được đối đãi bằng chính cái tình, cái nghĩa chân chất của người dân bản địa.

Các bài khác: